Nội dung các mục bài viết
- 1 Bạn có biết cha đẻ của thuốc Berberin, “thần dược” điều trị bệnh tiêu chảy cho hàng ngàn người dân Việt Nam là ai?
- 2 Tìm hiểu về công dụng của thuốc Berberin
- 3 Thành phần thuốc Berberin
- 4 Cách dùng và liều dùng của thuốc Berberin
- 5 Cha đẻ của thuốc Berberin huyền thoại là ai?
- 6 Quá trình đi tìm phương thức chữa bệnh lỵ
Bạn có biết cha đẻ của thuốc Berberin, “thần dược” điều trị bệnh tiêu chảy cho hàng ngàn người dân Việt Nam là ai?
- Thời gian Virus HIV sống được trong kim tiêm là bao lâu?
- Sử dụng thuốc omeprazol 20mg thế nào là đúng cách?
- Hướng dẫn sử dụng thuốc Morphin giảm đau an toàn hiệu quả
Thuốc Berberin thần dược chữa bệnh tiêu chảy
Tìm hiểu về công dụng của thuốc Berberin
Thuốc Berberin là dược phẩm có tính kháng sinh chống viêm, điều trị hội chứng lỵ, bệnh lỵ trực khuẩn, tiêu chảy, viêm ruột, viêm ống mật. Tác dụng lâm sàng thường được biết đến như là thuốc chống tiêu chảy nguyên nhân do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột.
Theo các giảng viên cao đẳng dược TPHCM, Berberin còn có thể dùng điều trị viêm kết mạc, đau mắt đỏ, đau mắt hột do các tác nhân bên ngoài như gió, nắng, lạnh, bụi, khói…khi được điều chế thành thuốc nhỏ mắt. Một số nghiên cứu cho thấy Berberin còn có tác dụng giảm đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường.
Thành phần thuốc Berberin
- Berberin clorid ……… …………10 mg
- Tá dược Tricalci phosphat, tinh bột sắn, magnesi stearat, gelatin, talc, màu tartrazin, màu sunset yellow, methylparaben, titan dioxyd, đường trắng, sáp parafin, sáp carnaubar.
Cách dùng và liều dùng của thuốc Berberin
– Đối với người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: từ 2 đến 4 viên 50mg , sử dụng 2 lần/ngày. Thời gian sử dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh và theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có sử dụng với các loại thuốc khác nên cách nhau khoảng 2 giờ.
– Trẻ em dưới 15 tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cha đẻ của thuốc Berberin huyền thoại là ai?
Thuốc Berberin được coi là “thần dược” cứu sống được rất nhiều người trong những năm đầu thập kỷ 70 của thể kỷ 20 dưới sự hoành hành của bệnh lỵ. Cha đẻ của Berberin cùng hàng chục loại thuốc quen thuộc khác chính là TS Phan Quốc Kinh.
Tiến sĩ – Dược sĩ Phan Quốc Kinh
Ông sinh ra tại làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, là quê hương của nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc và các nhà khoa bảng. Tại thời điểm đó, trường đại học chỉ có 2 ngành là sư phạm và y dược ông thích ngành dược hơn nên đã lựa chọn theo học tại đại học y dược Hà Nội. Năm 2959, ông là sinh viên năm cuối trường ĐH Y Dược Hà Nôi, được tham gia nhiều công trình nghiên cứu bào chế thuốc từ lá sen, tâm sen, củ bình vôi,…Đây là bước đánh dấu hướng đi theo con đường nghiên cứu khoa học của ông.
Quá trình đi tìm phương thức chữa bệnh lỵ
Trong những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, người dân Việt Nam ngoài phải chịu thiên tai, còn phải gánh thêm một căn bệnh nguy hiểm chính là dịch lỵ. Dịch lỵ lan nhanh ở các tỉnh đồng bằng, miền núi, nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy liên tục đến kiệt sức rồi tử vong. Việc điều trị vô cùng khó khăn bởi thuốc nhập khẩu từ đường không, đường biển, đường bộ đều bị hủy hoại bởi kẻ thù.
Lãnh đạo Bộ Y tế dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn và Giáo sư Hồ Đắc Di – Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức họp khẩn cấp các nhà y dược học để bàn biện pháp dập tắt dịch. Dược sĩ Phan Quốc Kinh chính là người đã đứng lên thay mặt cho trường Đại học Dược Hà Nội xin nhận nhiệm vụ này và hứa sẽ cung cấp đủ thuốc cho Bộ sau 6 tháng.
Sau hai tuần miệt mài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của Dược sĩ Phan Quốc Kinh đã xác định được một số cây cỏ và hoạt chất có tác dụng hữu hiệu chống lại các vi khuẩn và amip gây ra bệnh lỵ. Ba tháng sau, nhóm ông đã bắt tay vào thu hái dược liệu ở tỉnh Lào Cai và một số tỉnh đồng bằng và bào chế được 2 loại thuốc: Codanxit và Berberin.
Giáo sư Tôn Thất Tùng là người trực tiếp sử dụng Codanxit và Berberin cho chính mình và các bệnh nhân ở Bệnh viện Việt Đức và đưa ra kết luận thuốc có hiệu quả tốt. Sau đó Giáo sư Tôn Thất Tùng đã đề nghị Bộ Y tế cho sản xuất quy mô lớn hai loại thuốc này. Kết quả thực tế hơn sự mong đợi, hai loại thuốc do TS Phan Quốc Kinh bào chế ra đã giúp dập tắt dịch lỵ trong vòng 6 tháng sau đó theo đúng lời ông đã hứa với Bộ Y tế.
Bình luận