Nội dung các mục bài viết
Không thể phủ nhận thú cưng rất để thương giúp chúng ta có thêm niềm vui trong cuộc sống tuy nhiên việc tiếp xúc nhiều với chó mèo cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về sức khỏe
- Thời gian Virus HIV sống được trong kim tiêm là bao lâu?
- Hướng dẫn sử dụng thuốc Morphin giảm đau an toàn hiệu quả
Tiếp xúc với chó mèo có nhiều nguy cơ đối với sức khỏe
Nguy cơ lây nhiểm vi khuẩn, ký sinh trùng
Hiện nay việc nuôi chó mèo đã không còn quá xa lạ với nhiều gia đình. Những con vật này vô cùng đáng yêu, ngộ nghĩnh, hiếu động khiến nhiều người thích chơi đùa với chúng, quấn quýt không chịu rời tay, thậm chí cả khi ngủ.
Tuy nhiên nên nhớ rằng, nên cẩn trọng với chó mèo nếu không được tiêm ngừa đúng lịch, được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ hoặc bị bỏ đói bởi trong cơ thể chó, mèo có nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng.
Và một trong những ký sinh trùng nguy hiểm thường trực trong ruột non của chó là sán dải. Chúng phát triển làm cho người lớn, trẻ nhỏ bị đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngoài da, dị ứng. Một số bệnh khác dễ gặp do nhiễm ký sinh trùng khi nuôi thú cưng trong nhà: Bệnh giun đũa chó, mèo; giun móc chó, mèo; trùng bào tử; hắc lào, nấm má…
Theo giảng viên cao đẳng dược TP.HCM hiện nay ngày càng nhiều trường hợp được phát hiện bị nhiễm sán chó toxocara, trong đó nhiều người tử vong do toxocara xâm nhập vào não gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Nên số giun định kỳ cho chó, mèo
Nguy hiểm khi cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi
Theo thống kê hiện nay có tới 74% chó và tới 57% mèo mang trên người vi khuẩn và thói quen của chó mèo là chúng thường tự liếm khắp nơi, trong đó có cả hậu môn nên nước bọt của chúng chắc chắn sẽ nhiễm trứng ký sinh trùng.
Do đó, mọi người không nên hôn chó, mèo đặc biệt là trẻ nhỏ. Cũng theo các số liệu thống kê từ Bệnh viện Nhi TW, nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, bị cào cắn… là những mối nguy mà động vật nuôi trong nhà có thể gây ra cho trẻ nhỏ nếu người lớn không biết cách kiểm soát. Số lượng trẻ nhập viện do các vết thương hoặc lây nhiễm ký sinh trùng hiện nay đang ngày một tăng cao, thậm chí nhiều trường hợp dẫn đến khuyết tật và gây tử vong.
Theo các giảng viên cao đẳng điều dưỡng Sài Gòn, những thú cưng có lông là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn ở trẻ nhỏ. Đặc biệt nếu bệnh hen suyễn tiếp xúc với chó mèo thì bệnh càng nặng thêm. Bên cạnh, trường hợp trẻ bị viêm phổi cũng rất dễ dị ứng với vật nuôi này bởi ký sinh trùng chó, mèo có thể xuyên qua da đi vào cơ thể và tấn công các nội tạng gây tổn thương kéo dài.
Hạn chế cho trẻ em tiếp xúc với chó mèo không được chăm sóc kỹ
Vì vậy nếu muốn cùng chung sống với cho mèo bạn nên làm những việc sau để hạn chế tối đa việc lây nhiễm bệnh từ chó mèo:
- Thường xuyên vệ sinh thú cứng bằng loại dầu tắm riêng để loại bỏ trứng giun bám vào lông.
- Tiêm phòng đầy đủ vắc xin từ khi chúng 2 tháng tuổi
- Tẩy giun sán định kỳ 3-6 tháng/lần, kiểm tra sức khỏe thú nuôi thường xuyên
- Nơi ngủ của thú cưng cần được dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày, khi dọn cần đeo bao tay
- Rửa sạch tay với xà phòng sau khi chơi đùa với thú cưng, sau khi chăm sóc chúng và trước khi ăn.
- Hạn chế ôm hôn, âu yếm, ăn chung với thú nuôi
- Cẩn thận khi cho trẻ nhỏ chơi đùa với chúng
- Không cho thú nuôi ăn thịt sống
- Phụ nữ có thai, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh…không nên tiếp xúc với thú nuôi quá nhiều.
Bình luận