Nội dung các mục bài viết
Dược sĩ cảnh báo đến các chị em trong quá trình mang thai nên hạn chế uống thuốc. Việc uống sai thuốc có thể làm sẩy thai, chết thai, hoặc gây thiểu năng ở trẻ.
- Dược sĩ bật mí những tác dụng phụ nguy hiểm của 1 số loại thuốc thông dụng
- 10 Kỹ năng giúp Dược sĩ trở thành Trình Dược viên giỏi
- Điểm chuẩn xét tuyển Cao đẳng Dược Tp.HCM năm 2018 như thế nào?
Dược sĩ cảnh báo các loại thuốc ảnh hưởng đến thai nhi bà bầu cần tránh
Kháng sinh
Hầu hết các thuốc kháng sinh đều vượt qua được hàng rào nhau thai và gây khuyết tật, dị dạng hay thậm chí tử vong thai nhi. Trong trường hợp không còn giải pháp nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Thuốc trị mụn
Trong suốt thời kỳ mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ nội tiết tố thay đổi khiến phụ nữ nổi mụn ở mặt hoặc trên cơ thể. Trong trường hợp này, Dược sĩ khuyên bạn không nên sử dụng thuốc trị mụn, bởi thành phần hóa học trong thuốc sẽ gây tổn thương cho thai nhi, nghiêm trọng hơn là có thể gây dị tật bẩm sinh vì vậy chỉ nên rửa mặt bằng nước thường hoặc nước bạc hà, nước hoa hồng để làm sạch và làm giảm sự bài tiết chất nhờn cho da.
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau các loại như Ibuprofen có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung, Aspirin có thể làm tăng nguy cơ chết thai hoặc gây sẩy thai. Nếu bị đau đầu, tốt hơn là bà bầu nên uống một cốc nước, nghỉ ngơi ở nơi thoáng, yên tĩnh hoặc nhờ người thân massage da đầu.
Thuốc hạ sốt
Các loại thuốc dùng để hạ sốt hiện nay có 3 loại là: paracetamol, aspirin và ibuprofen. 3 loại thuốc này Dược sĩ khuyên phụ nữ tránh sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai. Paracetamol sử dung liều cao có thể gây độc dẫn đến tử vong của bào thai. Aspirin, ibuprofen có khá nhiều nhược điểm như có thể gây ra chứng đóng sớm ống động mạch, gây sẩy thai trong 3 tháng đầu tiên.
Thuốc kháng nấm
Nấm là vấn đề thường gặp ở những phụ nữ mang thai, nhưng các Dược sĩ khuyên bà bầu nên dùng các loại thuốc kháng nấm theo sự chỉ định bác sĩ. Tránh sử dụng thuốc Griseopulvin, Metronidazol có thể gây quái thai, sẩy thai; Fluconazol và iltraconazol có thể gây dị dạng bẩm sinh.
Thuốc chống dị ứng
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cũng nên tránh thuốc chống dị ứng. Biện pháp an toàn nhất là nên tắm rửa sạch sẽ, tránh xa nơi bụi bặm, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, mặc trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng.
Thuốc chống trầm cảm
Trong quá trình mang thai đối với người có tiền sử trầm cảm, thì sẽ tái phát hoặc nặng lên. Để hạn chế căng thẳng, Dược sĩ khuyên bà bầu nên tập yoga hoặc ngồi thiền. Nếu phụ nữ uống thuốc chống trầm cảm, an thần trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ hơn nữa còn tăng nguy cơ di tật bẩm sinh.
Thuốc chống say tàu xe
Dược sĩ khuyên các bà bầu không nên uống thuốc chống say tàu xe vì loại thuốc này sẽ tác động không tốt đến sự phát triển thai nhi. Nếu bạn say xe quá có thể ngậm 1 lát gừng tươi, ngửi vỏ quýt… hoặc tìm cách di chuyển khác mà không phải dùng đến thuốc.
Thuốc ngủ
Ngay cả thuốc ngủ bình thường cho cả nam giới và nữ giới đều có tác động không tốt đến sức khỏe con người, phụ nữ mang thai uống thì càng không tốt vì sẽ gây vàng da, thậm chí gây tổn thương não cho trẻ.
Thảo dược
Thảo dược làm từ thực vật trong tự nhiên do đó rất đa dạng về chủng loại, ngoài những loại thảo dược tốt cho người mang thai như: yến mạch, cây mâm xôi, bạc hà, gừng, hoa cúc,…tuy nhiên trong đó có loại nên tránh dùng khi mang thai như: nhân sâm, lô hội, cây húng quế, cây long não,…
Trung cấp Y Dược TPHCM đào tạo Dược sĩ trong bao lâu?
Thời gian học Trung cấp Dược TPHCM năm 2017 thay đổi theo từng đối tượng như sau:
- Học 3 năm (đối tượng tốt nghiệp THCS) thời gian đào tạo 36 tháng. Học viên được học bổ sung văn hóa để hoàn thiện chương trình THPT cấp 3.
- Học 2 năm 3 tháng (Học xong lớp 12, trượt tốt nghiệp THPT) thời gian đào tạo 27 tháng. Học viên được bổ sung văn hóa 3 tháng để hoàn thiện chương trình THPT cấp 3.
- Học 2 năm (Đối tượng tốt nghiệp THPT).
- Học 12 tháng (Đối tượng tốt nghiệp trung cấp trở lên nhóm ngành ngoài sức khỏe).
- Học 10 tháng (Đối với các đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp trở lên các nhóm ngành sức khỏe như: Điều dưỡng, y sĩ y học cổ truyền, y sĩ đa khoa,…).
Địa chỉ nộp hồ sơ học Trung cấp Dược TPHCM:
Số 37/3 Đường Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Điện thoại tư vấn: 08.6295.6295 – 09.6295.6295.
Nguồn: caodangduoctphcm.vn
Bình luận