Nội dung các mục bài viết
Sử dụng thuốc loratadine theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc chỉ dẫn của các dược sĩ sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho người bệnh trong quá trình điều trị
- Cảnh báo cẩn thận với thuốc đông y có tẩm thuốc corticoid
- Dược sĩ hướng dẫn cách dùng thuốc Acetylcystein để tiêu đờm
Sử dụng thuốc loratadine như thế nào?
Tác dụng của thuốc loratadine là gì?
Công dụng chính của thuốc là điều trị các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi do “cảm mạo” và các dị ứng khác. Ngoài ra thuốc cũng được dùng làm giảm ngứa do cơ thể phát ban.
Hoạt chất chính của thuốc là Loratadine với hàm lượng 10mg.
Sử dụng thuốc loratadine như thế nào?
Nếu bạn đang tự ý sử dụng thuốc này, đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc.
Nếu bạn điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc, hãy hỏi lại bác sĩ nếu có bất kỳ băn khoăn nào.
Theo dược sĩ cao đẳng dược TP.HCM có thể sử dụng thuốc loratadine cùng hoặc không cùng bữa ăn đều được, dùng 1 lần/ngày. Thuốc được kê dựa vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác,…nên không được ý thay đổi liều lượng so với hướng dẫn.
Nếu các triệu chứng bệnh không giảm sau 3 ngày hoặc biểu hiện nghiêm trong cần phải thông báo cho bác sĩ.
Người lớn bệnh viêm mũi dị ứng: uống 1 lần duy nhất 10mg thuốc trong 1 ngày.
Người lớn mắc bệnh mày đay: uống 1 lần duy nhất 10mg thuốc trong 1 ngày.
Trẻ em mắc bệnh viêm mũi dị ứng sử dụng thuốc như sau:
- Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: sử dụng 5 mg 1 lần quy nhất trong ngày (dạng xi-rô).
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: sử dụng 10 mg 1 lần quy nhất trong ngày (dạng viên nén, viên nang, viên nén phân huỷ).
Trẻ em bệnh mề đay sử dụng liều như sau:
- Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: dùng 5 mg uống 1 lần/ngày (si-rô).
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: sử dụng 10 mg 1 lần quy nhất trong ngày (dạng viên nén, viên nang, viên nén hòa tan).
Sử dụng thuốc loratadine theo hướng dẫn của thầy thuốc
Sử dụng thuốc loratadine có gây tác dụng phụ
Nếu gặp những triệu chứng sau phải đến ngay bệnh viện gần nhất:
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều;
- Cảm giác như bạn sắp bị ngất;
- Vàng da (vàng da hoặc mắt);
- Động kinh (co giật).
Theo dược sĩ cao đẳng dược Sài Gòn, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:
- Đau đầu;
- Căng thẳng;
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ;
- Đau bụng, tiêu chảy;
- Khô miệng, đau họng khản giọng;
- Bị đỏ mắt, nhìn mờ;
- Chảy máu mũi;
- Phát ban da.
Bảo quản thuốc loratadine ra sao?
Bảo quản cũng giống như quá trình uống thuốc cần được tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định giúp thuốc không bị các tác nhân xấu gây hỏng hay phá cấu trúc ban đầu của thuốc. Không chỉ riêng thuốc loratadine mà đa phần các loại thuốc tân dược nào cũng cần tuân theo những nguyên tắc bảo quản sau:
Bảo quản thuốc loratadine đúng cách an toàn cho sức khỏe
- Mỗi loại thuốc sẽ có các phương pháp bảo quản khác nhau tùy thuộc vào môi trường cũng như thành phần của thuốc, nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn cách bảo quản của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
- Bảo quản thuốc loratadine ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi ẩm thấp và tránh ánh sáng trực tiếp.
- Để thuốc tránh xa trẻ em và vật nuôi.
- Không sử dụng đối với bất kỳ đối tượng nào dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Không được để thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá vì chúng sẽ làm cho công dụng của thuốc bị biến đổi.
- Tuyệt đối không nên vứt thuốc vào toilet hoặc trong những đường ống dẫn nước thải trừ khi có sự yêu cầu của các bác sĩ. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc sao cho an toàn.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo không thể thay lời khuyên của bác sĩ, người bệnh nên hạn chế tự ý sử dụng thuốc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bình luận