Để hoàn thành tốt nội dung trắc nghiệm và tránh mất điểm oan bài môn toán kỳ thi THPT quốc gia thí sinh nên lưu ý tránh những lỗi sau đây.
- Trường Đại học Y dự kiến mở rộng diện tuyển thẳng năm 2018
- Danh sách các trường đại học tuyển sinh khối D tại TpHCM năm 2018
- Dược sĩ bật mí những loại thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ cho các sĩ tử
Những lỗi thường gặp khi làm bài trắc nghiệm toán
Không đọc kỹ đề bài, chép sai đầu bài, làm tắt bước, phân bố thời gian làm bài cho các câu chưa hợp lí, chưa biết lựa chọn bài làm theo thế mạnh của bản thân,…là những lỗi cơ bản mà thí sinh rất thường mắc phải khi làm bài thi trắc nghiệm môn toán.
Một số lỗi cơ bản khi làm bài môn toán kỳ thi THPT quốc gia
Thời gian giải bài chưa hợp lý
Theo giảng viên cao đẳng dược TpHCM thì làm bài thi trắc nghiệm môn toán áp lực lớn nhất chính là vấn đề về thời gian. Nếu dành quá nhiều thời gian vào câu khó sẽ làm mất thời gian của các câu khác. Vì mỗi câu khó cũng chỉ là 0,2 điểm. Do đó không nên dùng quá 6 phút cho một câu, dù là khó.
Chưa đọc kỹ đề bài
Đây là một lỗi rất cơ bản nhưng cũng rất nhiều thí sinh hay mắc, chẳng hạn đề yêu cầu tìm mệnh đề sai nhưng thí sinh lại đi tìm mệnh đề đúng. Đề cho đồ thị của f’(x) lại nhầm thành đồ thị của f(x). Vì thế thí sinh nên có thói quen gạch chân các từ quan trọng trong đề thi.
Nhầm lẫn các tính chất và khái niệm
Khái niệm và lý thuyết trong đề thi toán không quá nhiều vì thế các em hãy cố gắng học thuộc và nhớ thật kỹ để khi vào làm bài thi tránh bị nhầm. Việc nhầm lẫn các khái niệm sẽ khiến câu hỏi đó bị mất điểm hoàn toàn.
Chưa xét hết các trường hợp
Ví dụ như hệ số có tham số (xét bằng 0, khác 0), nghiệm của mẫu số cũng là nghiệm của tử số… Thí sinh nên thường xuyên tự hỏi: Liệu kết quả có đáng tin cậy? Còn trường hợp nào khác không?
Bấm máy tính sai
Những câu có thể tìm kết quả bằng máy tính chính là những câu dễ ăn điểm nhất, tuy nhiên chỉ một sơ xuất nhỏ trong quá trình bấm máy tính cũng đủ kiến bạn đánh mất điểm câu đó. Chẳng hạn như bị thiếu dấu ngoặc hay để nhầm đơn vị góc là độ trong khi cần đơn vị là radian. Thí sinh luôn luôn quan sát kỹ phần nhập vào trên máy tính, chỉ khi tin cậy rồi mới bấm ra kết quả.
Bí quyết làm bài tốt trắc nghiệm môn toán
Không đặt điều kiện
Lỗi này thường dẫn đến việc thừa nghiệm của phương trình, bất phương trình. Thí sinh nên có thói quen đặt điều kiện và giải đúng điều kiện trước khi biến đổi biểu thức đại số.
Biến đổi sai, tính toán sai
Trong quá trình làm bài nhiều em thường quên không chuyển vế không đổi dấu, bình phương không tương đương, không quan tâm đến cơ số khi giải bất phương trình mũ,… Để khắc phục, cần có thói quen biến đổi 2 lần, kiểm tra lại tính toán ngay lúc đấy hoặc thử lại bằng máy tính. Bên cạnh đó một lỗi nữa mà trong quá trình làm bài cũng cần lưu ý là ngộ nhận về kết quả tổng quát khi mới biết trường hợp riêng. Ví dụ như, khi giải phương trình, thí sinh “mò” được 1 nghiệm và vội vã kết luận ngay, trong khi có thể còn thiếu nghiệm.
Chưa tô hết 50 câu trả lời
Dù làm được hay không cũng nên tô hết 50 câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Áp dụng phương châm “tô nhầm còn hơn bỏ sót”. Tô mờ, tô sót hoặc tô 2 ô là những lỗi đáng tiếc cần tránh. Thí sinh nên dùng bút chì phù hợp, khi tô thì tô kín ô, khi tẩy thì tẩy sạch.
Ngoài việc hạn chế những lỗi thường gặp trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 này thì thí sinh nên nổ lực hết mình không được nộp bài sớm, cố gắng giải bài thi và chỉ nộp bài khi giám thị yêu cầu.
Bình luận