Nội dung các mục bài viết
Theo Đông y, không chỉ có nhiều giá trị dinh dưỡng mà chanh có nhiều công dụng trở thành vị thuốc để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
- Top 8 thói quen hàng ngày giúp mang lại làn da đẹp
- Hoa cúc cùng công dụng mát gan, thanh nhiệt “thần kỳ”
- Những bài thuốc dân gian chữa mụn trứng cá đơn giản
Bài thuốc các chữa bệnh “lặt vặt” từ chanh
Giá trị từ chanh đối với việc điều trị bệnh
Chanh là loại quả quen thuộc với căn bếp gia đình Việt. Là gia vị giúp tăng hương vị cho các món ăn, khử mùi, khử khuẩn đắc lực. Theo tin tức ngành y dược trong thành phần của chanh có chứa khoảng 10% carbs, gồm các chất xơ như pectin giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Làm chậm quá trình tiêu hoá và tổng hợp đường và tinh bột.
Các khoáng chất có trong chanh giúp:
Vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giúp chống oxi hoá và làm đẹp da rất tốt.
Kali tốt cho tim mạch và làm giảm huyết áp
Vitamin B6 có trong chanh giúp chuyển hoá nhanh chóng thức ăn thành năng lượng cần thiết cho cơ thể
Axit citric có trong chanh là axit hữu cơ giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận, giảm nguy cơ mắc bệnh về thận tốt
Diosmin giúp cải thiện cơ mạch máu, giảm tình trạng viêm mãn tính mạch máu, giảm chứng trào ngược dạ dày, giảm chứng ợ chua hiệu quả.
Bài thuốc chữa bệnh từ vỏ chanh
Các bài thuốc chữa bệnh từ chanh
Theo chia sẻ từ các dược sĩ giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM, các bài thuốc từ chanh có nhiều công dụng trong chữa bệnh.
Chữa cảm cúm nhức đầu: Dùng khoảng 50g mỗi loại lá chanh, lá tre, lá bưởi, hương nhu, cúc tần. 20g bạc hà, 3 nhánh tỏi, 2 củ sả. Nấu hỗn hợp đến sôi và đem xông đến khi ra mồ hôi.
Chữa sâu răng, đau răng: Dùng 10g rễ cây cà dại, 12g rễ chanh, 10g vỏ cây lai, 10g vỏ cây trám. Nấu với lượng nước vừa đủ, lấy nước đặc. Ngậm trong khoảng thời gian 5-10 phút rồi nhổ, hỗ trợ chữa sâu răng rất hiệu quả.
Chữa lở loét: Dùng 1 thìa nước dịch chanh hoà tan với 1g bột long não. Trộn với rễ cây hoa bạch xà giã nhỏ, bôi vào miệng vết thương. Có tác dụng điều trị vết thương rất tốt.
Chữa vết thương rắn cắn: Dùng 8g rễ chanh, 4g hạt chanh, 3g phèn chua, 2g gừng. Giã nhõ hỗn hợp và hoà tan với 100ml nước sôi để nguội, lọc kỹ lấy 2 phần. Uống ngày 2 lần và mỗi lẫn uống cách nhau khoảng 2 giờ.
Chữa ngộ độc: Dùng 10g hạt chanh, 3 lát gừng tươi, 1g phèn chua. Giã hỗn hợp thành nhỏ và thêm với lượng nước vừa đủ và gạn lấy nước uống. Sử dụng với liều lượng vừa đủ sẽ mang lại hiệu quả chữa ngộ độc rất tốt.
Chống nóng, chống nắng, giải khát: Dùng nước chanh đã vắt, thêm lượng vừa đủ nước sôi để nguội, có thể dùng thêm lượng vừa đủ muối hoặc đường. Đối với những người bị sốt nóng, viêm phế quản, viêm họng, ho khan, ho có đờm, khản giọng. Dùng chanh đã bóc vỏ, bỏ hạt, ướp với lượng muối vừa đủ trong khoảng thời gian 12 giờ. Sau đó dùng để ngậm hoặc ăn tuỳ ý, hỗ trợ điều trị các chứng sốt nắng, sốt nóng rất tốt.
Lá hẹ chữa bệnh ho rất tốt
Chữa ho gà, mất tiếng, ho lâu ngày: Dùng 12g rễ chanh, 10g lá chua đất hoa vàng, 8g lá hẹ, 8g lá xương sông, 5g hạt mướp đắng, 2g phèn phi. Sắc hỗn hợp với lượng nước vừa đủ và uống. Hoặc bạn có thể dùng bài thuốc: 10g rễ chanh, vỏ rễ dâu, 8g lá trắc bá. Thái nhỏ hỗn hợp rồi sao thành vàng. Sắc với khoảng 200ml nước, sắc với lượng lửa vừa đủ, sắc còn 50ml và uống trong ngày. Kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ cảm nhận rõ nét tình trạng ho lâu ngày của mình được điều trị rất hiệu quả.
Chữa tích nhiệt, khát nước do uống rượu: Dùng 75g chanh, 300g mía. Ép lấy nước chanh và mía, pha hỗn hợp với nhau và uống trong ngày.
Một số lưu ý khi dùng chanh chữa bệnh
Tuy có nhiều công dụng hữu ích trong chữa bệnh. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng chanh với liều lượng phù hợp, phù hợp với bệnh. Lưu ý người bị cảm cúm, sốt ho nên dùng với liều lượng vừa phải. Những người bị đau dạ dày, dạ dày nhiều axit, loét tá tràng, sâu răng, tiểu đường nên hạn chế dùng chanh. Ngoài ra, đối với những bị tăng huyết áp có thể thường xuyên sử dụng chanh để chữa bệnh.
Bình luận