Nội dung các mục bài viết
Sử dụng thuốc đúng thời điểm sẽ tạo ra sự khác nhau trong hiệu quả chữa bệnh. Hãy tham khảo các thời điểm thích hợp thuốc đạt hiệu quả nhé.
- Top 6 tác hại khi sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài
- Top thực phẩm tăng sức đề kháng đối phó trong mùa hè
- 3 bài thuốc Đông Y phòng chống viêm đường hô hấp
Uống thuốc đúng thời điểm
Bữa ăn dường như trở thành “thước đo” cho thời điểm uống thuốc thích hợp hay không. Tuỳ vào sự tương thích giữa thuốc với thức ăn chúng ta dùng. Khi dùng thuốc không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hoá, hấp thu của thuốc. Có thể dẫn đến thay đổi tác dụng của thuốc, có độc tính của thuốc. Tuy nhiên, vẫn có các loại thuốc uống vào thời điểm nào cũng được.
Theo tin tức ngành y dược, việc thức ăn, nước uống có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu của thuốc (nhanh hay chậm). Nếu bạn uống đói, thuốc tồn tại trong dạ dày một thời gian rồi xuống ruột, thuốc được hấp thu khá nhanh. Khi bạn uống thuốc sau khi ăn, thuốc sẽ có thời gian ở dạ dày lâu hơn. Ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc, tạo nên tác dụng chậm hơn.
Do đó, dựa vào bữa ăn có thể chia thời điểm uống thuốc thành 4 loại: thuốc uống lúc no, thuốc uống lúc đói, thuốc uống cùng bữa ăn, thuốc uống tuỳ thuộc.
Thuốc uống sau khi ăn (lúc no)
Các loại thuốc nên uống khi bụng no như: Lincomycin, Erythromycin, Ampicillin…một số kháng sinh kém bền. Nếu bạn uống lúc bụng đói có thể làm gia tăng khả năng phân huỷ của thuốc bởi môi trường nhiều acid (ở dạ dày). Các loại thuốc chống viêm không steroid cũng nên được uống lúc bụng no, tránh tổn hại đến dạ dày.
Cần uống thuốc đúng thời điểm để đạt hiệu quả
Thuốc uống khi bụng đói (trước – sau 1 hay 2 giờ khi ăn)
Có nhiều loại thuốc khi uống lúc đói sẽ giúp hấp thu nhanh hơn vào máu. Như các loại kháng sinh nên uống lúc đói. Thuốc sẽ có hiệu quả trị bệnh nhanh hơn. Các thuốc ở dạng bào chế bao tan ở ruột (Aspirin pH8). Dạng thuốc phóng thích dược chất (Adalate LP) cần uống lúc bụng chưa có thức ăn. Để thuốc có thể xuống ruột nhanh hơn, màng bao viên thuốc không bị vỡ ra. Sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng uống thuốc.
Thuốc uống cùng khi ăn
Nhiều loại vitamin A, D, E, K, các loại kháng sinh kháng nấm griseofulvin…cần uống cùng với bữa ăn. Đây là các thuốc tan trong dầu mỡ. Thuốc hỗ trợ tiêu hoá như bổ sung enzym tiêu hoá pancreatin (Neopeptine, Festal…) cũng được khuyên uống cùng khi ăn sẽ giúp việc hấp thu thuốc tốt hơn (trước hay sau khi ăn khoảng 5-10 phút).
Thuốc uống tuỳ thuốc vào loại thuốc
Giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ: Mỗi loại thuốc có tính chất, công dụng khác nhau nên về uống thuốc vào thời điểm cũng có sự khác nhau. Cũng không có tài liệu nào cung cấp đầy đủ việc uống thuốc vào thời điểm nào dành cho từng loại thuốc. Tuỳ vào dược động học, dược lực học…để áp dụng việc uống thuốc cụ thể.
Cần nghe lời khuyên của dược sĩ khi uống thuốc
Tuỳ thuộc vào tác dụng của thuốc sẽ có thời điểm uống phù hợp. Thuốc Domperidon cần được uống trước 15-30 phút khi ăn. Để thuốc có thời gian hấp thu vào máu, trị chứng khó tiêu ở dạ dày. Vì sau khoảng 30 phút thuốc Doperidon mới được hấp thu vào máu, nồng độ đỉnh trong huyết tương. Đó là thời điểm thuốc có tác dụng tốt nhất. Nếu sử dụng thuốc không đúng thời điểm (trước hay sau bữa ăn quá dài). Thuốc này sẽ chưa phát huy công dụng của mình.
Trường hợp uống thuốc không chỉ tuỳ thuộc vào tác dụng của thuốc, tác dụng phụ cũng có ảnh hưởng nhất định. Glimepirid – thuốc trị bệnh đái tháo đường tuýt 2. Cơ chế thuốc được sử dụng để kích thích tế bào beta của tuyến tuỵ, tiết insulin. Giúp hạ đường huyết khi có hiện tượng đường huyết trong máu tăng lên. Do đó, khi uống thuốc Glimepirid nên uống trước bữa ăn (sáng) hay bữa ăn chính trong ngày.
Thuốc Glimepirid cần uống trước khi ăn để thuốc có thời gian đường huyết tăng bởi khi ăn được cung cấp vào cơ thể. Thuốc Metformin là thuốc trị đái tháo đường, tác dụng phụ là gây rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng…). Nếu bạn uống lúc bụng đói sẽ dễ bị rối loạn tiêu hoá hơn.
Mỗi loại thuốc sẽ có công dụng và thời gian sử dụng phù hợp với công dụng của nó. Do đó bạn cần tìm hiểu, nghe lời khuyên của dược sĩ khi sử dụng để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Xem thêm thông tin Tuyển sinh Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn năm 2022
Bình luận